OTA là gì ? Các mô hình OTA phổ biến nhất hiện nay

OTA

Với những người làm việc trong ngành dịch vụ du lịch, đặc biệt là lĩnh vực khách sạn, OTA đã trở thành một thuật ngữ vô cùng quen thuộc. Với khách hàng, những vị khách du lịch, dù chưa thực sự hiểu rõ thế nào là OTA nhưng hầu hết đã sử dụng chúng một vài lần. Vậy thì thực chất OTA là gì? Và OTA có những mô hình nào?

OTA là gì?

OTA có cách viết đầy đủ là Online Travel Agent, đây là một trong những nền tảng, công cụ quan trọng nhất cần có khi kinh doanh du lịch trực tuyến. Cụm này được sử dụng để chỉ các đại lý kinh doanh dịch vụ du lịch thông qua các kênh online, website du lịch. Tuy nhiên, thông thường các đại lý này sẽ chỉ đóng vai trò trung gian mà không trực tiếp cung cấp dịch vụ đến khách hàng.

Ở đây, các bên cung cấp dịch vụ bao gồm khách sạn, nhà nghỉ, các công ty bán tour du lịch, đại lý vé máy bay,… sẽ đăng tải thông tin lên các trang OTA. Khách du lịch sẽ dựa trên nhu cầu của bản thân để lựa chọn, đặt mua và thanh toán dịch vụ trên chính các trang này.

Hiện nay, OTA đã phát triển ở rất nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một số trang theo mô hình OTA nổi tiếng nhất phải kể đến Agoda, Booking, Expedia, Avia,…và các công ty cung cấp dịch vụ du lịch cũng đã theo xu hướng và tích hợp OTA vào các phần mềm du lịch của họ.

Các nền tảng OTA
OTA là gì?

Vì sao nên lựa chọn sử dụng OTA?

Gia tăng lượng khách hàng tiếp cận thông tin

Internet vẫn đang tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong việc kết nối và chia sẻ thông tin trên toàn cầu. Do đó, việc đẩy mạnh hoạt động thông qua website sẽ là một bước đi đúng đắn, giúp lan tỏa thông tin, gia tăng lượng công chúng tiếp cận, tìm hiểu về các dịch vụ du lịch.

Đặc biệt, các trang OTA thường sẽ nhận được rất nhiều sự chú ý ở cả trong và ngoài nước. Lượng người truy cập vào các website này thường rất lớn và nhìn chung điều này sẽ giúp bạn quảng bá hình ảnh tốt hơn, tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn, ngoài ra dữ liệu khách hàng cũng giúp bạn thấu hiểu những vị khách của mình hơn, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để phát triển dài hạn.

Thúc đẩy việc kinh doanh dịch vụ du lịch

Gia tăng việc tiếp cận với khách hàng tiềm năng hiển nhiên sẽ có tác động tích cực đến công việc kinh doanh của bạn. Thông qua một bên trung gian đáng tin cậy, khách hàng sẽ có xu hướng đưa ra quyết định sử dụng và thanh toán dịch vụ nhanh chóng.

Thêm vào đó, ngoài việc sử dụng OTA, bạn hoàn toàn có thể tự phát triển các kênh truyền thông trực tuyến khác như thiết kế website du lịch, quản lý fanpage trên các mạng xã hội,… Như vậy, khách hàng sẽ dễ dàng tìm kiếm thêm thông tin về bạn nếu họ biết đến dịch vụ của bạn thông qua OTA. Và đồng thời, bạn cũng chủ động phát triển, xúc tiến việc kinh doanh dịch vụ du lịch.

Kênh marketing hiệu quả và tiết kiệm

Khi hình ảnh, thương hiệu của bạn xuất hiện trên các website du lịch nổi tiếng và dịch vụ của bạn được đánh giá cao từ khách hàng, lợi thế cạnh tranh của bạn sẽ càng gia tăng. Do đó, không thể phủ nhận được răng OTA chính là một trong những kênh marketing du lịch hiệu quả nhất ở thời điểm hiện tại với ngày du lịch, khách sạn.

Ngoài ra, đối với một số đơn vị quy mô nhỏ, startup du lịch, việc duy trì kinh phí để triển khai marketing online còn gặp nhiều khó khăn thì các OTA sẽ là phương pháp hữu hiệu, đơn giản và tiết kiệm hơn cả.

Marketing Channels
Các kênh Marketing hiệu quả cho website du lịch

Các mô hình OTA phổ biến nhất hiện nay

Về cơ bản, OTA có hai mô hình nổi bật nhất là mô hình Merchant và mô hình Agency. Dù đều thực hiện công việc “môi giới”, cách thức hoạt động của hai mô hình này có khá nhiều điểm khác biệt.

Mô hình Merchant

Ở mô hình Merchant, sau khi đặt dịch vụ du lịch, khách hàng sẽ tiến hành thanh toán online ngay trên OTA. OTA sẽ đảm nhiệm việc kiểm tra tính trạng phòng, đặt phòng với bên cung cấp và thanh toán sau thời gian lưu trú của khách du lịch.

Nhờ việc tổng hợp được một lượng lớn khách đặt phòng, OTA có thể thỏa thuận mức chi phí đặt phòng với các khách sạn, nhà nghỉ, resort, các khu homestay để khách hàng nhận được mức giá ưu đãi nhất.

Về phía cung cấp dịch vụ, tùy theo thỏa thuận, các khách sạn sẽ cung cấp cho OTA một số lượng phòng nhất định, họ sẽ xem xét tỷ lệ bán dựa trên chính số lượng này. Và để có thể đăng tin trên các nền tảng OTA, chi phí mà các khách sạn phải trả sẽ rơi vào khoảng 15 – 30% doanh thu có được từ những khách hàng trên OTA.

Trong mô hình này, ngoài việc kinh doanh các dịch vụ đặt phòng, đa phần các OTA sẽ kết hợp cung cấp thêm việc đặt chỗ, hệ thống booking engine cho các dịch vụ vận tải hành khách.

Những cái tên nổi bật nhất sử dụng mô hình Merchant bao gồm Expedia, Priceline, Agoda và Getaroom.com.

Mô hình Agency

mô hình Agency, ví dụ điển hình là website Booking.com, khách hàng có thể tiến hành tìm kiếm thông tin và đặt chỗ thông qua OTA. Thế nhưng, họ sẽ thanh toán trực tiếp cho các khách sạn mà họ sử dụng phòng. Các khách này, dựa trên tỉ lệ đã thỏa thuận, sẽ trả khoản tiền hoa hồng cho OTA. Thông thường, việc thanh toán sẽ được thực hiện sau thời gian lưu trú của khách du lịch.

Như vậy, với mô hình Agency, khách sạn sẽ là người hoàn toàn nắm quyền quyết định mức giá phòng. Lợi nhuận của OTA sẽ dựa trên tổng số phòng được đặt và mức tỷ lệ mà hai bên đã thống nhất

Mô hình Agency
Mô hình Agency

Ưu điểm và hạn chế của mô hình Merchant OTA

Ưu điểm

Mô hình Merchant sẽ thúc đẩy việc thỏa thuận giữa các khách sạn và OTA nhằm đưa ra mức giá cạnh tranh hơn và liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ. Chính sự phối hợp này sẽ đem đến những điểm thu hút khách hàng, gia tăng được lợi nhuận của đôi bên.

Về phía khách đặt phòng, ngoài mức giá ưu đãi hơn, họ có thể lựa chọn phòng nghỉ dựa theo đánh giá và nhận xét từ những vị khách trước đó. Đồng thời, họ cũng có thể lựa chọn các dịch vụ đính kèm khác như vé máy bay, vé xe,…

Hạn chế

Nhìn chung, tỷ lệ hoa hồng mà các khách sạn phải bỏ ra cho OTA khá lớn. Do đó, việc thỏa thuận hợp tác của đôi bên sẽ gặp nhiều khó khăn. Không chỉ vậy, với sự phát triển bùng nổ của các OTA, số lượng khách sạn gia tăng nhanh chóng cũng khiến việc quản lý thông tin gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra doanh nghiệp cũng không thể chủ động trong việc thu nhập và bảo mật website, dữ liệu thông tin của khách hàng một cách tốt nhất vì quy trình hoạt động phải đi qua quá nhiều hệ thống khác nhau.

Ưu điểm và hạn chế của mô hình Agency OTA

Ưu điểm

Khi khách sạn là người định giá, họ sẽ đưa ra mức định giá minh bạch, không phụ thuộc vào các thỏa thuận ưu đãi. Khách hàng sẽ là người đánh giá, nhận định mức độ tương xứng giữa chi phí và chất lượng dịch vụ, nhờ vậy yếu tố chất lượng sẽ được chú trọng nhiều hơn. Đây là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển chung của ngành dịch vụ.

Khách hàng thanh toán trực tiếp cho phía khách sạn cũng sẽ giúp các khách sạn chủ động hơn trong việc điều chỉnh dòng tiền, các khoản thu chi, không bị chờ đợi, phụ thuộc nhiều từ bên thứ ba.

Việc nhận và trả phòng trực tiếp cũng khiến cho nhiều khách hàng cảm thấy an lòng và ít rủi ro hơn việc thanh toán trực tuyến cho bên thứ ba. Thêm vào đó, ở những website theo mô hình này, họ sẽ không mất phí khi phải hủy đặt phòng.

Hạn chế

Ở các mô hình này, nhiệm vụ của OTA sẽ ít hơn và vì vậy tỉ lệ hoa hồng cũng như lợi nhuận của OTA đều kém hơn so với mô hình Merchant.

Thông thường, khách hàng sẽ không thể đặt các gói dịch vụ cho việc di chuyển và lưu chú mà tiến hành đặt riêng cho từng dịch vụ đó. Điều này có thể tạo nên sự bất tiện, khiến khách hàng cảm thấy không thoải mái.

Có thể nói OTA là một giải pháp kinh doanh tour du lịch đáng để doanh nghiệp quan tâm, bạn có thể cân nhắc giữa việc kinh doanh OTA hay thiết kế web du lịch, hoặc kết hợp cả 2 nếu muốn chiếm được thị trường khách hàng rộng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *